0974122805

Bỏ túi 6 kinh nghiệm vàng khi sửa chữa nhà ở

1. Xác định rõ kế hoạch

Bạn cần lên một kế hoach cụ thể về việc sửa chữa nhà ở để xác định được bạn nên sử dụng loại hình cải tạo, làm mới nhà nào, trong kế hoạch cần phải thể hiện rõ những vấn đề sau:

– Số lượng, vị trí, khu vực cần sửa chữa: Bạn cần xác định mình nên sữa chữa ở những khu vực nào, phòng nào, bao nhiêu phòng để có thể có kế hoạch thiết kế và dự trù ngân sách chính xác.

– Mục đích sử dụng sau khi cải tạo: Việc xác định mục đích sử dụng sau cải tạo là điều rất quan trọng, ảnh hưởng đến thiết kế cải tạo và ngân sách cho từng phần. Nếu mục đích cải tạo của bạn là nới rộng phòng khách hay phòng bếp để có không gian sinh hoạt chung thì bạn phải thu hẹp những không gian khác, hay mục đích sửa chữa nhà của bạn là để bán lại hay cho thuê thì bạn sẽ hướng đến việc tiết kiệm chi phí trong sửa chữa, so sánh chi phí sửa chữa với lợi nhuận mang lại khi bán hay cho thuê.

– Thời gian sửa chữa: Cần xác định được thời gian khi nào thì sửa chữa xong, khi nào thì tiến hành sửa chữa để có kế hoạch hợp lý.

2. Phong thủy khi sửa nhà

Lưu ý về phong thủy là vấn đề quan trọng trong sửa chữa, cải tạo nhà. Người Việt Nam quan niệm căn nhà chính là nền móng của một gia đình nên việc sửa chữa nhà cũng ảnh hưởng rất lớn đến cung mệnh của gia chủ và các thành viên trong gia đình.

3. Kiểm tra lại kết cấu nhà

Trong công tác sửa chữa nhà thì việc nâng cấp nhà, thêm tầng hoặc mở rộng diện tích nhà, bạn phải xem xét lại nền móng nhà cũ có đủ vững chắc, móng nhà chính là nền tảng nâng đỡ căn nhà vì thế bạn nên khảo sát kỹ tính vững chắc của móng nhà. Bạn nên dùng bản vẽ thiết kế kiến trúc, kết cấu của ngôi nhà cũ nhờ kiến trúc sư tính toán xem nền móng có đủ chịu lực cho phương án mới hay không.

4. Dự trù kinh phí

Kinh phí luôn là nhân tố quyết định đến quy mô và hình thức sửa chữa nhà ở, cần lập kế hoạch chi tiết các khoản chi phí trong sửa chữa nhà để có cách quản lý tốt nhất tránh phát sinh chi phí. Sửa chữa nhà thường bao gồm những chi phí sau:

– Chi phí thiết kế
– Chi phí thuê nhà thầu
– Chi phí vật tư, nội thất
– Chi phí vận chuyển nội thất ra ngoài để tiến hành sửa chữa
– Chi phí dự phòng

Một cách giúp hoạch định chi phí hiệu quả là sự thống giữa bạn và kiến trúc sư, bạn cần phải bàn bạc với kiến trúc sư về giới hạn chi phí mà bạn sử dụng trong thiết kế và sửa chữa để đảm bảo bản thiết kế sẽ phù hợp với bạn, cả về mặt nhà hiện tại lẫn bề mặt kinh phí.

5. Lựa chọn thiết kế

Có nhiều phong cách thiết kế từ hiện đại đến cổ điển, tân cổ điển, và có nhiều xu hướng xây nhà đang được ưu chuộng hiện nay như xây nhà thân thiện môi trường, sử dụng các vật liệu mới, nội thất thông minh hay thiết kế theo phong cách cá nhân của bạn nhưng bạn phải đảm bảo sự thống nhất trong thiết kế giữa nội thất và ngoại thất, giữa phần sửa chữa và không sửa chữa, tránh sự khập khiễng.

6. Chọn nhà thầu xây dựng uy tín

Hầu hết mọi người đều không có kinh nghiệm trong xây dựng, sửa chữa nhà nên cần tìm một nhà thầu xây dựng uy tín giúp thi công một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức lao động và kinh phí sửa nhà. Để lựa chọn được một nhà thầu uy tín thì ngoài việc tham khảo ý kiến của người thân bạn có thể tìm hiểu trên internet, gặp gỡ, xem xét các dịch vụ mà nhà thầu đó cung cấp, tìm hiểu về trình độ và kinh nghiệm thi công của nhà thầu đó. Nếu bạn chọn gói sửa chữa nhà trọn gói thì nên lựa chọn nhà thầu nào có cam kết không phát sinh chi phí sửa chữa và có tổng chi phí hợp lý nhất.

TIN LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *